Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Thông số size áo thun đồng phục

Bạn đi mua áo thun đồng phục điều bạn quan tâm nhất chính là thông số size áo thun đồng phục.



Mỗi châu lục có một thông số size áo khác nhau. Hôm nay Dati Shop sẽ giới thiệu đến các bạn thông số size áo thun đồng phục của người châu Á chúng ta nói riêng.





Thông số size áo thun đồng phục






Điều trước hết cần quan tâm đến thông số size áo thun đồng phục đó là ngang ngực và đài áo.Hình ảnh minh họa bên trên cho ta biết được thế nào là ngang ngực và dài áo.

Áo thun đồng phục làm cho cả nam và nữ vì thế thông số size áo thun đồng phục của nam và nữ đều khác nhau vì vậy bạn cần phải hết sức lưu khi chọn áo thun nhé.






Với nam giới thường không quan tâm tới số đo hay size áo chuẩn, thông thường họ theo quan điểm thử đồ nào vừa thì sẽ chọn size đấy. Tuy nhiên, để sở hữu những bộ trang phục chuẩn form thì những thông số sau đây sẽ giúp cánh mày râu có thể chọn được những chiếc áo vừa in và hơn nữa sẽ không bị lung túng khi mua hàng online.








Thông số size áo thun đồng phục


Thông số size áo thun đồng phục nam










Với nữ giới làm thế nào để tự tin lựa lựa chọn được chiếc áo vừa vặn để che đi những khuyết điểm cũng như góp phần tăng thêm những đường cong gợi cảm trên cơ thể? Các bạn hãy tham khảo bảng thông số size sau nhé

Thông số size áo thun đồng phục


Thông số size áo thun đồng phục nữ



Tới đây thì Dati Shop nghĩ các bạn cũng đã biết cách chọn cho mình những chiếc áo thun đồng phục thật phù hợp với thông số size áo thun đồng phục như trên. Nếu các bạn còn thắc mắc gì và muốn giải đáp thì hãy liên hệ ngay với Dati Shop nhé! Còn bạn nào muồn thông số size áo thun của châu Âu thì liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.





+

Cách phân biệt vải thun làm áo thun đồng phục

Bạn đang muốn làm áo thun đồng phục và bạn đang băn khoăn rằng thế nào là vải tốt. Hôm nay Dati Shop sẽ chỉ cho các bạn cách phân biệt vải thun làm áo thun đồng phục.






Vải thì có rất nhiều loại vải, vải tốt, vải dở, vải mặc mát, vải mặc nóng thế làm sao ta biết đâu là vải mà ta cần .Để phân biệt sự khác nhau giữa các loại vải thun 100% cotton, 65% cotton, 35% cotton, 100% PE, 95% cotton & 5% pandex… Có thể sử dụng 2 phương pháp cơ bản sau:





Cách phân biệt vải thun làm áo thun đồng phục






Cách phân biệt vải thun làm áo thun đồng phục bằng phương pháp trực quan




  1. Vải thun sợi bông: Khi cầm thấy mềm mịn mát tay, vải thun sợi bông có độ đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi dứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.

  2. Vải thun sợi PE: Mặt sợi PE bóng, láng ,sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải thun có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhàu.




Cách phân biệt vải thun làm áo thun đồng phục bằng phương pháp nhiệt học




  1. Vải thun sợi bông: Khi cầm thấy mềm mịn mát tay, vải thun sợi bông có độ đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi dứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.

  2. Vải thun sợi PE: Mặt sợi PE bóng, láng ,sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải thun có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhàu.


Tới đây chắc có bạn có thể tự mình phân biệt vải thun làm áo thun đồng phục. Nếu bạn còn thắc mắc gì thì hãy liên hệ với Dati Shop để được tư vấn kỹ hơn về cách phân biệt vải thun làm áo thun đồng phục






Áo thun đồng phục Cách phân biệt vải thun làm áo thun đồng phục


+

Qui trình dệt nhuộm để làm áo thun đồng phục

Qui trình dệt nhuộm để làm áo thun đồng phục bao gồm rất nhiều công đoạn sản xuất  thông thường quy trình dệt nhuộm đi qua ba công đoạn cơ bản là : Kéo sợi ; Dệt vải – Xử lý hóa học (Nấu, tẩy); Nhuộm – Hoàn thiện vải.





Qui trình dệt nhuộm để làm áo thun đồng phục







  1. Kéo sợi : Trong quá trình thu hoạch bông vải, chúng được đóng lại dưới dạng những kiện bông thô chứa các sợi bông có kích thước khác nhau cùng với tạp chất tự nhiên như hạt, bụi, đất….Nguyên liệu bông thô sẽ được đánh tung, làm sạch và bông được thu dưới dạng các tấm phẳng, đều. Các sợi bông tiếp tục được kéo sợi thô để tăng kích thước, độ bền và được đánh thành từng ống. Sau khi được kéo thành sợi hoàn chỉnh sẽ đến quá trình hồ sợi dọc, đây là quá trình sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một số các loại hồ nhân tạo như polyvinynalcol PVA, polyacrylat….để tạo màng hồ bao quanh sợi bông, tăng bộ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để tiến hàng dệt vải.

  2. Dệt vải – Xử lý hóa học : Quá trình dệt vải được tiến hành chủ yếu bằng máy móc để kết hợp các sợi ngang và sợi dọc tạo thành tấm vải. Tiếp đó, vải sẽ được nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong các dung dịch hóa học và các chất phụ trợ để tách, loại bỏ phần hồ và các tạp chất thiên nhiên có trong sợi. Sau đó, những tấm vải tiếp tục được làm bóng để cho sợi cotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm. Cuối cùng là tẩy trắng vải để làm cho vải mất đi màu tự nhiên, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu.

  3. Nhuộm – Hoàn thiện vải: Sợi vải được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch các chất phụ gia hữu cơ để làm tăng khả năng gắn màu. Quá trình nhuộm vải phải sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng nhiều hóa chất phụ khác để tạo điều kiện cho sự bắt màu của màu nhuộm. Sau mỗi quá trình trên thì công đoạn giặt vải được tiến hành nhiều lần nhằm tách các hợp chất, chất bẩn còn bám lại trên vải. Cuối cùng, để hoàn thiện vải sẽ phải thực hiện giai đoạn wash vải nhằm mục đích làm mềm vải, tăng độ bền, chống co rút, ra màu….của vải.


+